Xây dựng thành công chiến lược kinh doanh


37 tuổi nhưng chị đã có hơn 13 năm làm kinh doanh và tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn thương hiệu. Thành quả đó đến từ một niềm đam mê cháy bỏng là giúp các doanh nghiệp khác phát triển thương hiệu từ những hạt giống đầu tiên. Chị là Đặng Thanh Vân – Giám đốc Công ty Tư vấn Thương hiệu và Truyền thông Thanhs.
Chị đã có những chia sẻ rất có ích về chủ đề “Xây dựng thương hiệu” trong phỏng vấn dưới đây.

Chi Đặng Thanh Vân , make money online

- Ai khi làm chủ doanh nghiệp cũng mong muốn xây dựng sản phẩm, dịch vụ, công ty của mình có thương hiệu trên thị trường. Theo chị, có thể hiểu khái niệm thương hiệu đầy đủ nhất là như thế nào?

Định nghĩa:

+ Thương hiệu là một cam kết tuyệt đối về chất lượng, dịch vụ và giá trị trong một thời gian dài và đã được chứng nhận qua hiệu quả sử dụng và bởi sự thoả mãn của người tiêu dùng. 

+ Thương hiệu là hình ảnh có tính chất văn hoá, lý tính, cảm tính, trực quan và độc quyền mà bạn liên tưởng tới khi nhắc đến một sản phẩm hay một công ty. 

- Hiện tại chị đang là chủ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tư vấn thương hiệu  cua cuon cho các doanh nghiệp khác. Đó là một công việc đặc thù giống như “chăm cây cho người khác”, vậy thì ngay từ khi mới khởi nghiệp, chị đã phải xây dựng thương hiệu của mình trước rồi mới đi tư vấn hay cứ làm tốt rồi tự nhiên sẽ có thương hiệu?

Về Thương hiệu Thanhs (Công ty Thanhs thành lập năm 2000), chúng tôi cũng là những người khởi nghiệp trong thời điểm gia nhập thị trường rao vat.  Thanhs cũng đã trải qua những thăng trầm trong nghề nghiệp giống như bất cứ người khởi nghiệp nào khác. (Người khởi nghiệp được định nghĩa là những cá nhân có 1 nguồn vốn ít ỏi,kiem tien tren mang  gia nhập thị trường; khác với Người đầu tư, là những cá nhân đã thu được một nguồn vốn lớn trong các hoạt động trước đó, rồi tự thành lập  may cham cong doanh nghiệp của riêng mình).

Nói như Malcom Gladwell trong “Điểm bùng phát”, bạn chỉ có thể trở thành chuyên gia khi đã tích lũy đủ 10.000 giờ lao động. Với hơn 13 năm làm việc trong ngành truyền thông, cá nhân tôi và các cộng sự tự hào đã “tích lũy đủ” để trở nên chuyên nghiệp.


- Đối với những người mới khởi nghiệp, có nên đặt nặng vấn đề thương hiệu ngay từ đầu không? Theo chị một sản phẩm, dịch vụ có thương hiệu rồi thì sau đó lợi nhuận có tăng hơn nhiều khi chưa có thương hiệu?

Như bạn biết đấy, thương hiệu không phải là một cái Logo đẹp, cũng không phải là văn phòng làm việc sang trọng. Dù bạn đang có trong tay nhiều tỷ đồng, mở ra được một doanh nghiệp hoành tráng trong một tòa cao ốc, thì trên thực tế bạn cũng chưa hề có thương hiệu. Ngược lại, có thể bạn chỉ là một chị hàng nước bán “trà chanh”, nhưng với rất nhiều thời gian lăn lộn bên gánh hàng của mình, bạn đã là “một thương hiệu” được một nhóm đối tượng khách hàng yêu mến.


Với các doanh nghiệp nhỏ, truyền thông thương hiệu nên tập trung chủ đích vào sự khác biệt hóa, định vị thương hiệu. Trong xây dựng thương hiệu, doanh nghiệp nhỏ cần tập trung vào việc liên tục sáng tạo và cải tiến để thỏa mãn từng khách hàng cụ thể.



- Trong quá trình xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp của mình, chị có thể chia sẻ một vài bài học tốt cho các thành viên hoclamgiau.vn?

Trong quá trình xây dựng thương hiệu Thanhs, chúng tôi cũng nhiều lúc lạc đường vì những lý do rất phổ biến: lợi nhuận trước mắt, thay đổi quan điểm của lãnh đạo, truyền thông nội bộ kém hiệu quả…

Một số kinh nghiệm tôi có thể chia sẻ là:

+ Điều tiên quyết để xây dựng được một thương hiệu ngày càng mạnh là người lãnh đạo phải thực sự đam mê nghề nghiệp. Nếu không vì sự đam mê Sua chua macbook, thì hầu hết các doanh nhân sẽ bỏ cuộc giữa chừng. Tuy nhiên khi mới khởi nghiệp, không chắc chúng ta đã xác định được rõ lĩnh vực mà mình đam mê, vì thế đừng ngần ngại thay đổi, thay đổi và sáng tạo… cho tới khi bạn tìm thấy một sản phẩm dịch vụ mà bạn quyết tâm cung ứng, sản xuất… bất kể khó khăn. 
+ Truyền thông thương hiệu nội bộ phải thật sự rõ ràng, cụ thể, dễ thực hiện và đồng tâm. Điều này tưởng chừng rất dễ, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng chú tâm. Những thông điệp thương hiệu phải thường xuyên được truyền đạt từ trên xuống dưới và được bàn bạc từ dưới lên trên thông qua các buổi họp nội bộ, seo thảo luận nhóm… nhằm biến từng nhân viên của  may chieu doanh nghiệp đều trở thành những “fan hâm mộ” nhiệt thành nhất cho thương hiệu của doanh nghiệp.


0 nhận xét: